NGÀNH DATABASE LÀM NHỮNG GÌ (TT)

Mình sẽ nói tiếp về các công việc liên quan đến DB. Nếu có thắc mắc bạn có thể post ngay trong topic này thay vì inbox. Những phần công việc này do mình tự chia, có tham khảo nhiều nguồn nhưng cũng có cách tổ chức của riêng cá nhân mình.

Tại mỗi phần mình cố gắng viết 1 cách dễ hiểu nhất để bạn có thể hiểu được.

3, High Available - Disaster Recovery

Nói dễ hiểu là tính Sẵn sàng cao. Hình dung bạn đang cần mua online một món đồ rất ngon, đến lúc ấn thanh toán thì ..."Under Construction"...

Với những hệ thống mà thời gian chạy = tiền vào như kiểu viễn thông, đầu số, payment... hay những hệ thống CỰC quan trọng khác như y tế, chứng khoán... thì thời gian down hệ thống càng lâu càng kéo theo nhiều hệ quả vỡ mồm.

Hoặc với một site đang cần thu hút khách thì càng dở tệ hơn. Theo một phân tích nào đó thì nếu vào một site không được, 80% người ta sẽ không vào trang đó lần thứ 2.

Ta thấy rằng tính sẵn sàng của một hệ thống là rất quan trọng, hình như những hệ thống không phải global system thì bắt buộc Tính sẵn sàng phải đạt 6 số 9 (99,9999%).

High Available trong DB rất quan trọng, vì DB là cái quan trọng nhất. Nó nắm cmn hết dữ liệu, mà thời nay dữ liệu mới là quan trọng, hardware chỉ là phụ

Công việc của phần này là đảm bảo DB luôn run tốt. Chưa nói đến performance vì mình sẽ nói ở phần sau. Tuy nhiên để run tốt bạn cứ xác định luôn phải đồng hành cùng ít nhất một đồng chí nữa là SYstem Engineer. Nếu đảm nhận luôn cả vị trí này thì chắc lương bạn không dưới 2k $ hoặc có thể nói là cao hơn nữa.

Những task thường thấy là:

- Xây dựng hệ thống alert, phòng ngừa sẵn các trường hợp có thể xảy ra ví như hết ổ, hỏng ổ.. Có thể kết hợp thêm với System Engineer nếu bạn không rành lắm về phần cứng hoặc mạng
- Xây dựng chiến lược Backup - Restore - Recovery.
Đừng nghĩ vấn đề này đơn giản
- Phân tải, đồng bộ (SQL Server: Clustering, Mirroring, Log Shipping, Replication... Oracle: RAC, DataGuard, GoldenGate, RMAN,...)
- Hàng ngày HealthCheckDB, lên kế hoạch step by step khi có sự cố.

Những bạn làm quản trị mạng hay quản trị DB chắc sẽ thấy tương đồng. Nhưng theo DB thì bạn cứ yên tâm, $ đi đôi với trách nhiệm. Có thể cả năm, chục năm không có sự cố nhưng có sự cố mà không cứu được DB thì mời bạn ra đường ở.

Bước này không nói nhiều nữa, những người làm, chỉ làm phần này chắc thiên về các công ty tư vấn giải pháp. Còn DBA phải đảm nhiệm nhiều công việc khác.

Tuy nhiên làm tốt phần này, thì các bạn tự tin là không bao giờ thiếu việc. Chỉ có điều để đạt được thường không dễ, và dưới 5 năm exp thì không tự tin được. Mình đang hoàn thiện phần này, chưa đạt được mức max nhưng tự chia làm các level sau:

Level 1: Môi trường. Cái cần nhất và quyết định bạn có thể theo ngành DB, đặc biệt là theo hướng DBA ở đây là môi trường. Có thể đọc ebook, làm lab nhưng ko làm thật thì không bao giờ tiến bộ được.

Trước có chú sinh viên thực tập ở phòng mình, cho lên DB thật gõ lệnh shutdown hệ thống mà tay cứ run rẩy, sợ toát cmn mồ hôi

Rất nhiều con đường có thể đạt được Level 1 này:
Bạn theo DB Dev, sau đó thấy DB hay thì chuyển sang làm DB, tự học và làm trên hệ thống cty, có chút kinh nghiệm rồi ứng tuyển vào DBA của các cty khác.
Xin thực tập.
Vào làm trong một công ty chuyên về giải pháp

Level 2: Thấu hiểu được kiến trúc, cách hoạt động của Hệ Quản trị CSDL.

Level 3: THực hiện, cài đặt thành công và hiểu được cơ chế hoạt động của các giải pháp

Hiện giờ mình mới chập chứng ở level 3, chưa biết sau level này còn cảnh giới nào Theo mình level 4 chắc đạt Technical Architect, tức là hoàn toàn master các solution, có problem trong đầu phải có instant solution. Làm theo bản năng và chắc chắn đúng.

Cái cần vẫn là tiếng Anh và Certificates nhé.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét